Sản xuất Gạo

Gạo là sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản xuất nông nghiệp, thường bao gồm những khâu chính sau: làm đất, chọn thóc giống, gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón (bón phân, đổ nước), gặt và xay xát.

Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng khoảng 600 triệu tấn.

Các loại gạo hạt dài (trắng, nâu, đỏ) và một số hạt đen của chi Zizania ("lúa hoang") được trộn lẫn.

Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới.

châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa trong tổng số 54 quốc gia, song diện tích lúa ở MadagascarNigeria chiếm 60% tổng diện tích lúa tương đương 8,5 triệu hecta của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng 40% năng suất của châu Á.

Phần lớn cây lúa nói đến trong sản xuất là lúa nước (tức ruộng lúa phải ngập nước theo một tiêu chuẩn khắt khe), song cũng có những loài lúa mọc trên ở vùng đồi núi mà ít cần đến công tác thủy lợi.

Gieo trồng

Việc trồng lúa phù hợp nhất tại các khu vực với chi phí nhân công thấp và lượng mưa lớn, do nó đòi hỏi nhiều nhân công để gieo trồng và cần nhiều nước để phát triển tốt. Tuy nhiên, lúa có thể trồng ở bất kỳ đâu, thậm chí ở cả các sườn đồi hay núi. Lúa là loại cây trồng đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau ngôlúa mì. Mặc dù các loài lúa có nguồn gốc ở khu vực miền nam châu Á và một phần nào đó của châu Phi, nhưng hàng thế kỷ thương mại và xuất khẩu thóc, gạo đã làm cho nó trở thành phổ biến trong nhiều nền văn minh.

Những hạt lúa trong giai đoạn chín, trong ruộng lúa gần Kocani, Macedonia

Lúa thông thường được gieo hay cấy trong các ruộng lúa nước - các mảnh ruộng được tưới hay ngâm trong một lớp nước không sâu lắm với mục đích đảm bảo nguồn nước cho cây lúa và ngăn không cho cỏ dại phát triển. Khi cây lúa đã phát triển và trở thành chủ yếu trong các ruộng lúa thì nước có thể tưới tiêu theo chu kỳ cho đến khi thu hoạch mùa màng. Các ruộng lúa có tưới tiêu nước làm tăng năng suất, mặc dù lúa có thể trồng tại các vùng đất khô hơn (chẳng hạn các ruộng bậc thang ở sườn đồi) với sự kiểm soát cỏ dại nhờ các biện pháp hóa học.

Ở một vài khu vực có mực nước sâu, người ta cũng có thể trồng các giống lúa mà dân gian gọi nôm na là lúa nổi. Các giống lúa này có thân dài có thể chịu được mực nước sâu tới trên 2 mét (6 ft).

Các ruộng lúa nhiều nước còn là môi trường sinh sống thích hợp cho nhiều loài chim như , vạc, diệc hay chim chích, nhiều loài động vật lưỡng cư như ếch, nhái hay bò sát như rắn hoặc các động vật giáp xác như tôm, tép, cua hay ốc. Nhiều loài động vật có các chức năng hữu ích trong việc kiểm soát các loài sâu bệnh.

Dù trồng trong ruộng nước hay ruộng khô thì cây lúa vẫn đòi hỏi một lượng nước lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Việc gieo trồng lúa là một công việc chứa đựng các yếu tố mâu thuẫn tại một vài khu vực, chẳng hạn tại Hoa KỳAustralia, là các khu vực mà việc gieo trồng lúa chiếm tới 7% tài nguyên nước của các quốc gia này nhưng chỉ tạo ra 0,02% GDP. Tuy nhiên, tại các quốc gia có mùa mưa - bão theo chu kỳ thì việc gieo trồng lúa còn có tác dụng giữ cho việc cung cấp nước được duy trì ổn định hơn cũng như ngăn chặn lũ lụt không bị đột ngột.

Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

các loại hạt gạo khác nhau trên thế giới

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Vào thời điểm năm 1922 thời Pháp thuộc toàn cõi Việt Nam tức cả ba kỳ: Bắc, Trung, Nam diện tích canh tác là 4.640.000 hecta lúa với sản lượng 7.200.000 tấn thóc.[6] Năng suất ở mỗi miền khác nhau. Tính đến thập niên 1930 một hecta ở Bắc Kỳ thu hoạch được 1.470 kg thóc; Trung Kỳ đạt 1.370 kg/ha; và Nam Kỳ là 1.340 kg/ha.[7] Tuy nhiên vì diện tích trồng trọt ở Nam Kỳ rộng lớn hơn nên miền Nam đã là vựa thóc, cung cấp phần thặng dư lớn nhất của cả sáu xứ Liên bang Đông Dương.[8]

Sang thế kỷ 21 hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.

miền Bắc Việt Nam một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.

miền Nam Việt Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ ba.

Ngày 12/11/2019, gạo ST25 của Việt Nam đã được trao giải gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi World's Best Rice, do The Rice Trader tổ chức.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam.

Các loại gạo

  • Gạo xuất khẩu ở Thái Lan gồm: gạo thơm và gạo trắng hạt dài.
  • Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp, gạo tấm và gạo tẻ
  • Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ)
  • gạo ở Iran bao gồm: Gerdeh[9], Hansani[9], Hashemi[9], và Gharib[9]